Hiện tại, đang là giai đoạn cao điểm của dịch. Thành phố Hồ Chí Minh phong tỏa, giãn cách theo Chỉ thị 16, khu mình ở là vùng Đỏ, chốt chặn, giăng dây,… có đủ cả. Và, em gái mình không may dương tính. Tuy nhiên, vì các khu cách ly đang quá tải nên tạm thời em được ở nhà.
Mình đã chăm sóc em mình được hơn 1 tuần và tình hình tiến triển khá tốt. Qua chuyện này, mình thấy rằng, F0 đáng sợ thật nhưng không khó đối phó. Chỉ là mọi người thường chủ quan, không chuẩn bị trước cho các tình huống xấu nên khi F0 mọi người rất bối rối dẫn đến xử lý chưa đúng hoặc thiếu sót. Sau khi sharing với các anh chị em trên công ty, mình nghĩ sẽ có nhiều bạn ngoài kia cũng sẽ phải chăm sóc người bệnh như vậy.
Thế nên mình viết lại chút kinh nghiệm, mong rằng chút chia sẻ này có thể hữu ích nếu bạn / người thân chẳng may F0 (hoặc các bệnh tương tự).
Phần 1.
- F0 Journey (tt)
- Giai đoạn 3. Thay đổi thói quen (tt)
- Giai đoạn 4. Duy trì thói quen
- Giai đoạn 5. Phục hồi & bình thường mới
- Gợi ý & Đề xuất
Khuyến cáo & Lưu ý
- Nội dung chia sẻ tập trung vào phương pháp xử lý và chuẩn bị cho các tình huống có thể xảy ra. Nội dung này không thay thế các hướng dẫn chính thức của cơ quan y tế.
- Tên thuốc nếu được nhắc đến (nếu có) chỉ mang tính chất tham khảo và đúng trong ngữ cảnh thực tế của mình; khi sử dụng thuốc mọi người cần tham khảo ý kiến tư vấn của bác sỹ - đặc biệt trong trường hợp có bệnh nền/mãn tính,…
- Khuyến cáo & Lưu ý
F0 rồi - Giờ phải làm sao?
8 vạn câu hỏi sẽ đổ ập lên đầu
- Tôi cần báo tin cho ai? Tôi có phải khai báo với cơ quan nào không? Thủ tục là gì? Báo qua đâu?
- Cách ly hay ở nhà? Cách ly ở đâu? Bệnh viện hay khách sạn? Tôi muốn ở nhà thì có được không? Nếu tôi đi cách ly thì tôi mang gì?
- Ở nhà thì làm gì? Tôi cần chuẩn bị những gì? Làm sao tôi đảm bảo được ở nhà an toàn cho tôi và người thân của tôi?
- Điều trị như thế nào? Mỗi ngày tôi cần làm gì? Tôi cần ăn uống như thế nào? Nếu có vấn đề phát sinh thì tôi liên hệ ai?
Vì sao lại hỏi?
- Chưa có sự chuẩn bị. Chưa sẵn sàng cho các tình huống có thể xảy ra.
- Không có sự quản lý. Có chuẩn bị nhưng thông tin phân tán, không đồng nhất giữa các thành viên hoặc nguồn dữ liệu.
Lockdown / Unsplash
Cần làm gì?
- Lưu và ghi số điện thoại của Y tế phường/xã ở nơi dễ tìm thấy
- Nếu có điều kiện thì khi cách ly nên có người chăm sóc, vì lực lượng y tế trong giai đoạn cao điểm sẽ quá tải, không thể theo dõi hay hỗ trợ từng người được. Nên khi cần xử lý lúc sốt cao, đói, kiệt sức,… có người thân (được sử dụng các biện pháp bảo vệ) sẽ an toàn hơn cho người bệnh.
- Luôn sẵn sàng hành lý đi cách ly nếu cần
- Nắm rõ tình hình sức khỏe và bệnh nền của bản thân (nếu có) để cung cấp cho bác sỹ và cán bộ y tế
- Chuẩn bị các loại thuốc cơ bản & kit test
- BÌNH TĨNH. BÌNH TĨNH. BÌNH TĨNH - điều quan trọng nói 3 lần.
Checklist - Cách ly thì nên mang theo gì?
Dưới đây là danh sách những vật dụng cần chuẩn bị khi đi cách ly:
Danh sách vật dụng khi đi cách ly / Unicef & Tinhte
F0 Journey
- Có nghi ngờ nhiễm bệnh: Có triệu chứng hoặc có nghi ngờ tiếp xúc với các F0 khác
- Chối bỏ: Tìm cách thoái thác và nghĩ rằng mình sẽ không/không thể bị
- Xác nhận nhiễm bệnh: Test nhanh & test confirm PCR
- Hoang mang, lo lắng: Không biết tiếp theo cần làm gì
- Thay đổi thói quen: Xây dựng thói quen sinh hoạt mới
- Bỡ ngỡ, sợ hãi, mệt mỏi: Phải thay đổi các thói quen, phải nhớ ăn gì, uống gì, làm gì vào các khung giờ
- Duy trì thói quen: Duy trì các thói quen đã hình thành
- Kỳ vọng: Mong muốn nhanh chóng khỏi bệnh, sốt ruột nếu không thấy tiến triển
- Phục hồi & bình thường mới: Có tiến triển về sức khỏe
- Chủ quan: Nghĩ mình đã khỏi nên bỏ các thói quen
Lockdown / Unsplash
Giai đoạn 1. Có nghi ngờ nhiễm bệnh
Có triệu chứng hoặc có nghi ngờ tiếp xúc với các F0 khác
- F0:
- Thường: Tìm cách thoái thác và nghĩ rằng mình sẽ không/không thể bị.
- Nên: Theo dõi sức khỏe. Liên hệ với các nhà thuốc & trung tâm y tế để xét nghiệm. Không di chuyển nhiều và hạn chế tiếp xúc.
- Người thân F0:
- Thường: Tìm cách thoái thác và nghĩ rằng mình sẽ không/không thể bị
- Nên: Theo dõi sức khỏe. Liên hệ với các nhà thuốc & trung tâm y tế để xét nghiệm. Không di chuyển nhiều và hạn chế tiếp xúc
Giai đoạn 2. Xác định đã nhiễm bệnh
Test nhanh & test khẳng định PCR
- F0:
- Thường: Hoang mang, lo lắng. Không biết làm gì tiếp theo.
- Nên: Chấp nhận tình trạng. Cách ly với gia đình. Thông báo cho cơ quan y tế, cơ quan làm việc, những người đã tiếp xúc.
- Người thân F0:
- Thường: Hoang mang, lo lắng. Không biết làm gì tiếp theo. Trách người bệnh.
- Nên: Test bổ sung để xác nhận (nếu chưa test). Thông báo cho cơ quan y tế, cơ quan làm việc, những người đã tiếp xúc. Chuẩn bị cho F0.
Tip
Vì lịch trình di chuyển của mỗi người là khác nhau và phức tạp. Nhiều lúc mình hay nói vui là hôm qua ăn gì còn không nhớ thì sao nhớ dượcd đã đi những đâu, gặp những ai, lúc nào trong vòng 7 ngày.
Để ghi nhận một cách chính xác mà không phải nhớ, các bạn có thể sử dụng Google Maps và bật tính năng Timeline. Google Maps sẽ track chính xác bạn đã đi những đâu, vào lúc nào. Google Maps hoạt động tương đối chính xác trên cả iOS và Android.
Google Maps Timeline / Hoàng Đăng
Note:
- Để track được chính xác, bạn phải luôn bật GPS và thiết bị có kết nối internet
- Nếu lo ngại vấn đề bảo mật, bạn có thể on/off tính năng khi cần
Giai đoạn 3. Thay đổi thói quen
Chấp nhận tình trạng & Xây dựng thói quen sinh hoạt mới
- F0:
- Thường: Mệt mỏi, lo lắng. Cảm thấy có lỗi. Quá nhiều thứ mới cần nhớ, cần làm.
- Nên: Theo dõi, ghi chép tình trạng sức khỏe. Có lịch trình thực hiện các hoạt động mỗi ngày
- Người thân F0:
- Thường: Lo lắng bị lây bệnh. Quan tâm đến F0 quá mức hoặc sợ hãi quá mức mà cách xa F0.
- Nên: Thường xuyên động viên người bệnh. Không kỳ thị, xa cách, đổ lỗi cho người bệnh. Cùng người bệnh thực hiện các thói quen mới.
Post này hơi dài rồi. Qua tuần mình sẽ chia sẻ tiếp các giai đoạn còn lại và tips để mình track được tình hình sức khỏe & nhắc nhở nhưng không phiền người bệnh nha. See yah & take care. 💪🏻
_ Source/Photos: Unsplash, Unicef, Google Maps của mình
Share - Các bài viết mình share các tips, các nguồn tài liệu, khóa học hay mà mình tự tìm được hoặc nhận từ người khác. Hy vọng bạn cũng give it forward để tiếp tục lan tỏa những điều tích cực.
Warm App = Ấm + App - Đọc hơi giống Ấm Áp đúng không? Series này mình sẽ chia sẻ các ứng dụng, sản phẩm (App) mình dùng (có thể là digital hoặc physical) mà khi mình dùng thì thấy… Ấm.